0
Theo y học cổ truyền, củ tam thất còn được gọi với cái tên là tam thất bắc, củ tam thất có vị ngọt và hơi đắng, có công dụng hóa ứ, giảm đau, chống sưng phù, cầm máu, hoạt huyết. Nếu trong trường hợp người bệnh áp dụng củ tam thất để cầm máu thì tốt nhất không được sử dụng tỏi, gừng điều này ảnh hưởng lớn tới việc cầm máu của người bệnh.

Công dụng của củ tam thất


Củ tam thất vị thuốc rất quý

+ Củ tam thất được chia làm 2 loại chính như củ tam thất nam và củ tam thất bắc. Củ tam thất bắc thì dược vào họ nhân sâm còn củ tam thất nam thì thuộc vào họ gừng, còn có nhiều cái tên  như tam thất gừng, khương tam thất.

+ Theo Đông y, rễ của củ tam thất có chứa rất nhiều dưỡng chất và đầy tác dụng dược lý rất cao và đặc biệt rất tốt cho phụ nữ sau sinh và đang cho con bú, giúp tăng cường nội tiết tố sinh dục nữ, tăng hoạt chất osetrgen cho cơ thể.

+ Ngoài ra, củ tam thất còn giúp ngăn chặn được những căn bệnh về đường tim mạch, bảo vệ các mao mạch và góp phần làm lành các tổn thương ở vùng họp sọ gây ra chứng thiếu máu. Bổ sung hệ miễn dịch, kích thích thần kinh, cầm máu, chống viêm...

Bài thuốc chữa bệnh từ củ tam thất

+ Chữa trị thấp tim: sử dụng 3g bột củ tam thất, chia đều thành 3 lần uống cách nhau khoảng 6 -8 giờ đồng hồ, sử dụng nước ấm để pha.

+ Chữa trị thống kinh: dùng 5g bột củ tam thất, pha với nước ấm hoặc sử dụng ăn cùng với cháo lương rất tốt, chú ý chỉ sử dụng 1 lần duy nhất.

+ Phòng ngừa và trị đau thắt vùng ngực: 4 - 6g bột tam thất, uống với nước ấm hàng ngày hoặc lúc bị đau.

+ Chữa tụ máu: chia 3 - 4gram củ tam thất, uống 3 lần trong một ngày, uống cách nhau 6 đến 8h.

> Xem thêm: 3 loại thực phẩm giúp cải thiện thị lực cực tốt

Bài viết trên của blog vui vẻ chia sẻ để mọi người biết thêm về công dụng của củ tam thất nhằm mục đích giúp bạn đọc hiểu biết thêm về những vị thuốc quý ở nước ta.

Đăng nhận xét

 
Top